Có bao giờ bạn nghe ai đó nói nói “tiền là giấy”. Hi vọng bạn sẽ tìm được đáp án sau khi đọc bài viết này nhé
Nguồn gốc của giấy
Trung Quốc là quốc gia đầu tư phát minh ra giấy vào năm 105, sau đó kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền sang các nước phương Tây và Trung Đông. Ngày nay giấy được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ in ấn văn bản, đóng gói, vệ sinh gia dụng, cho đến quảng cáo thiết kế. Tuy nhiên đa phần người dùng tập trung vào nghiệp vụ in ấn là chính.
Đặc tính giấy
Mặc dù sử dụng hàng ngày nhưng ít khách hàng biết thành phần của giấy...
Giấy có dạng mỏng từ vài trăm µm cho đến vài cm được tạo từ chất xơ thực vật mà dễ nhận ra nhất đó là từ gỗ. Một dạng khác thì được hình thành từ bột giấy nguyên liệu hoặc tái chế. Các chất liệu này sẽ qua máy ép công nghệ cao để tạo ra giấy thành phẩm. Tùy theo công dụng mà nhà sản xuất tạo ra cấu trúc giấy dày hoặc mỏng, hoặc cắt giấy theo từng khổ khác nhau.
Đặt tính chung thường thấy của giấy là dễ cháy, thấm nước tốt nên luôn được bảo quản ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt, và đặc biệt là tránh tiếp xúc với lửa. Ngoài ra một số loại giấy dày được thiết kế thành nhiều lớp có chức năng chống sốc, bảo vệ hàng hóa dùng trong ngành bao bì. Các loại mỏng hơn có khả năng hút ẩm cao được sản xuất thành khăn giấy. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã chế tạo ra các sản phẩm giấy tự hủy, tan trong nước hay các loại giấy có khả năng thấm mực cực tốt chống lem dùng trong các hoạt động in ấn quảng cáo chuyên dụng.
Quy cách và độ dày
Giấy thành phẩm thường được đóng gói thành từng cuộn rất lớn gọi là giấy cuộn. Từ giấy cuộn này nhà sản xuất sẽ cắt theo yêu cầu của thị trường để người dùng có thể sử dụng trong các thiết bị máy in phổ thông. Với giấy văn phòng thì đơn vị tính sẽ là ream, một vài nơi vẫn dùng từ “xấp” để đơn giản hơn. Độ dày của giấy thì được định lượng bằng gsm (được viết tắt tiếng Anh “Grams per Square Meter” nghĩa là gram trên mỗi mét vuông). Giá trị này càng cao thì giấy càng dày.
Vậy tiền có phải làm từ giấy ?
Thuộc tính cố hữu của giấy là không giữ được chất lượng khi tiếp xúc với môi trường nước. Đơn giản hơn là khi giấy bị thấm nước thì bề mặt không còn láng mịn như trước. Vì vậy tiền chắc chắn không phải làm từ 100% giấy nói cách khác là tiền chỉ hơi giống giấy. Tại Hoa Kỳ, giấy dùng để in tiền được tạo từ 75% cotton và 25% vải pha trộn. Giờ đây bạn có thể có chút ngạc nhiên khi mà tiền giống “vải” hơn phải không nhỉ? Tuy nhiên xét về góc độ thị giác và xúc giác thì đa số chúng ta vẫn mặc định trong nhận thức là tiền làm từ giấy. Tại Việt Nam, “giấy” đã không còn dùng trong việc in ấn tiền mà thay vào đó là chất liệu polymer. Bây giờ bạn thử bỏ một tờ tiền và một tờ giấy vào máy giặt sau đó lấy ra để khô xem thử tiền hay giấy còn nguyên hiện trạng ban đầu nhé J
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm giấy đang được phân phối tại officexinh.com tại đây